Một nghiên cứu quy mô lớn ở Thụy Điển cho thấy rằng trẻ em sinh ra từ các bà mẹ thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 1 - ngay cả khi không có cha mẹ bị đái tháo đường.
Các phát hiện cho thấy rằng các chiến lược giảm trọng lượng cho phụ nữ trước và trong khi mang thai có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 1 - là điều kiện gia tăng ở hầu hết các nước.
Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy trẻ em được cha mẹ có bất kỳ loại bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 1, thậm chí không có bà mẹ thừa cân hay béo phì khi mang thai.
Nghiên cứu được thực hiện trên hơn 1 triệu trẻ em, sinh ra tại Thụy Điển từ năm 1992 và năm 2004.
Gen hay môi trường?
Những phát hiện gần đây sáng tỏ hơn về một chủ đề phức tạp trong nghiên cứu bệnh tiểu đường: câu hỏi liệu Đái tháo đường tuýp 1 có nguy cơ là bắt nguồn từ di truyền hay từ các yếu tố môi trường?
Theo các tác giả, trong khi yếu tố di truyền dường như vẫn mang nhiều nguy cơ nhất, thì yếu tố tăng cân của bà mẹ tăng vẫn là một vấn đề cần quan tâm và có ảnh hưởng nhất định về tỷ lệ mắc bệnh Đái Tháo Đường typ 1 ở trẻ em - đặc biệt là đối với phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Trước đây, mối quan hệ giữa tăng cân của người mẹ trong thời kỳ mang thai đã được chứng minh có liên hệ với tỷ lệ trẻ béo phì hoặc đái tháo đường typ 2 ở con cái.
Kết luận của nghiên cứu, các tác giả cho biết "Phòng chống thừa cân và béo phì ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản - hiện đang ngày càng tăng ở tất cả các nước - có thể đóng góp cho một tỷ lệ giảm của bệnh tiểu đường loại 1,"