Những người phụ nữ ngủ quá nhiều mỗi đêm có thể đang đặt mình vào nguy cơ mắc Đái tháo đường type 2, theo một nghiên cứu mới.
Nghiên cứu này, được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu từ Kaiser Permanente, chỉ ra rằng những phụ nữ ngủ nhiều hơn 2 tiếng so với bình thường có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 15%.
Các phát hiện cho thấy rằng việc tăng thời gian"chìm" vào giấc ngủ sau nhiều ngày, tuần, hoặc thậm chí là nhiều năm chu kỳ giấc ngủ ngắn có thể không thực sự là một điều tốt, tác giả nghiên cứu Elizabeth Cespedes cho biết.
Ngủ quá ít hoặc quá nhiều - cái nào gây hại hơn?
Nghiên cứu trước đây về giấc ngủ và bệnh Đái tháo đường cho thấy ngủ quá ít có ảnh hưởng đến vấn đề trao đổi chất, như kháng insulin. Nhưng các tác giả của nghiên cứu muốn tìm hiểu xem bằng cách nào mà việc thay đổi thói quen ngủ theo thời gian lại ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường.
Nghiên cứu bao gồm 60.000 phụ nữ Mỹ, những người được theo dõi trong nhiều thập kỷ qua. Nghiên cứu tìm kiếm những thay đổi trong mô hình giấc ngủ trong khoảng thời gian 14 năm và sau đó kết nối giữa những thay đổi này và các trường hợp của bệnh tiểu đường loại 2.
Ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố khác, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng việc thêm hai hoặc nhiều giờ hơn vào giấc ngủ có liên quan đến các trường hợp của Đái tháo đường type 2.
Cespedes cho biết nghiên cứu này không chứng minh mối quan hệ nhân quả, nhưng nó cho thấy những thay đổi trong mô hình giấc ngủ - ngủ quá ít hoặc quá nhiều - là những lĩnh vực hữu ích để xúc tiến nghiên cứu ở cả trẻ em và người lớn.
Xem thêm: Máy đo đường huyết