Người cao tuổi là những người có tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao, theo thống kê, có đến ¾ người trên 70 tuổi mắc các bệnh về huyết áp. Đặc biệt là trong những ngày thời tiết mùa hè nắng nóng, nếu không biết cách phòng ngừa thì sẽ để lại hậu quả xấu cho bệnh tiểu đường.
Theo thống kê trong 90 – 95% những người mắc các bệnh về tăng huyết áp thì chỉ có 5 – 7% là biết được nguyên nhân. Những người này thường có các bệnh về thận, hẹp eo động mạch chủ, bệnh cường giáp trạng hay dùng thuốc có tác dụng phụ làm tăng huyết áp. Cũng theo nghiên cứu này có nhiều yếu tố gây tăng huyết áp như: nghiện rượu, thuốc lá, bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, hoặc di truyền, lười vận động và tâm lý u uất, trầm cảm.
Nhiều người cao tuổi không biết mình bị bệnh tăng huyết áp, vì triệu chứng không rõ rang, chỉ đến khi xảy ra sự việc như đột quỵ, tai biến xảy ra, đi khám thì mới biết bị tăng huyết áp. Vì vậy, người cao tuổi nào cũng lên đi khám bác sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và phòng ngừa bệnh.
Đối với những người cao tuổi đã bị mắc bệnh thì chế độ ăn uống, kiêng cữ là vô cùng quan trọng, không nên ăn đồ mặn, hạn chế rượu bia. Nên hạn chế ăn thịt mà thay vào đó là các khẩu phần ăn về cá, vì trong cá có nhiều protein giảm huyết áp. Nên ăn rau, cá nhiều hơn thịt, các loại thức ăn giàu kali như: giá đỗ, chuối chín, các loại đậu, ngô, khoai tây. Để hạn chế xơ vữa động mạch bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin C như: cam, quýt, bưởi, xoài, hoặc ăn nhiều rau: rau dền, rau ngót, rau sam, rau đay.
Người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng, không tập các động tác khó, ngoài sức của bản thân và nên tập theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi ngày nên dành ra khoảng 30 đến 60 phút tập thể dục, chia đều làm 2 đến 4 lần để tránh mệt mỏi và vận động lâu. Không nên đi bộ qua các nơi nhiều xe cộ qua lại, ồn ào mà thay vào đó là đến những nơi không khí trong lành như công viên để tránh bụi bặm. Đi bộ và hít thở không khí đều đặn chính là liều thuốc tốt giúp cho người cao tuổi bị tăng huyết áp vận động cơ thể.