Hiện nay người mắc bệnh đái tháo đường không phục thuộc Insulin ngày càng tăng cao với nhiều kiểu đái tháo đường khách nhau.
Các loại đái tháo đường phổ biến là:
+ Bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin
+ Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin
Đây là 2 dạng đái tháo đường phổ biến hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ và giải thích cho các bạn hiểu về bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin.
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin thường gặp ở những trẻ em, thiếu niện và những người có độ tuổi dưới 30 do tuyến tụy bị thương, gây thiếu Insulin. Dạng đái tháo đường phụ thuộc Insulin chiếm đến 10% trong các trường hợp đái tháo đường.
Phần lớn người bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin thường gặp ở những người trung tuổi trở lên, đây là loại đáo tháo đường type2. Béo phì là nguy cơ chính của bệnh đái tháo đường không phụ thuộc Insulin, nguy cơ này càng tăng lên theo thời gian do tỷ lệ ăn uống không hợp lý và do mức độ béo ngày càng tăng. Có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh đáo tháo đường là những người béo phì. Tỷ lệ đáo tháo đường này tăng gấp đôi ở những người béo vừa phải và tăng gấp 3 ở những người quá béo.
Chống béo thì là biện pháp tốt nhất và có triển vọng nhất để phòng tránh bệnh đái đường không phụ thuộc insulin. Chế độ ăn uống cần điều chỉnh phù hợp với chế độ ăn nhiều thực phẩm rau sẽ làm hạ thấp tỉ lệ mắc tiểu đường.
Để xác định chắc chắn bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không cần dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán sau:
- HbA1c ≥ 6,5%
- Đường huyết lúc đói ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L) sau một đêm nhịn đói ít nhất sau 8 giờ (≥ 2 lần thử)
- Đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dL (11,1mmol/L) + triệu chứng tăng đường huyết.
- Đường huyết 2 giờ sau uống 75g Glucose ≥ 200mg/dL (≥ 2 lần thử)
Các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường nên được lập lại để xác định chẩn đoán, trừ trường hợp đã quá rõ như có triệu chứng tăng đường huyết kinh điển.
Trường hợp vẫn nghi ngờ có đái tháo đường nên lập lại xét nghiệm 3 - 6 tháng sau.